Kiểu cầu trục: Cầu trục dầm đôi | Khẩu độ: 6 mét >>> 40 mét |
Tải trọng nâng: 2 tấn >>> 100 tấn | Bảo hành: 24 tháng |
– Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ gồm 2 dầm chính, có palang nâng hạ di chuyển trên đường ray hàn với mặt dầm
– Tại vị trí 2 đầu dầm chính được lắp vuông góc với hệ 2 dầm biên có động cơ, bánh xe di chuyển dọc chiều dài nhà xưởng.
– Đây là loại cầu trục có kết cấu vững chắc, tận dụng tối đa chiều cao nâng hạ.
– Với tải trọng nâng hạ lên tới 100 tấn nên cầu trục dầm đôi là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy luyện kim, sắt thép, bê tông, khuôn mẫu, máy móc, đóng tàu, thủy điện, sản xuất kết cấu hạng nặng..
– Cầu trục dầm đôi 2 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 3 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 5 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 10 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 15 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 20 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
– Cầu trục dầm đôi 30 tấn, khẩu độ 6-8-10-12-14-16-18-20…..-40 mét, chiều dài đường chạy: theo chiều dài nhà xưởng
Ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi
– Vì là cầu trục hai dầm nên cầu trục dầm đôi có kết cấu chắc chắn; cứng vững, vận hành êm dịu, khả năng nâng tải và khẩu độ rất lớn (tải trọng nâng có thể lên đến 100 tấn và khẩu độ đến 40m)
– Cường độ làm việc lên đến rất nặng, liên tục, môi trường làm việc từ nhẹ đến khắc nghiệt (như môi trường nhiệt độ cao, nhiều bụi hoặc hóa chất ăn mòn, v.v…)
– Hệ dầm đôi giúp cầu trục hoạt động ổn định và cực kỳ an toàn.
– Có hai thành dầm chính, thuận lợi cho việc đi lại kiểm tra, giám sát.
– Tích hợp được cabin điều khiển
– Bảo hành bảo dưỡng đơn giản.
– Phụ tùng thay thế sẵn có.
– Tuổi thọ làm việc cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng tính năng (15- 20 năm)
– Giá thành cao hơn cầu trục dầm đơn
Thông số chính của cầu trục dầm đôi
STT | NỘI DUNG | THÔNG SỐ CHÍNH | XUẤT SỨ |
01 | Palăng cáp / Wire Rope Hoist
|
|
SUNG DO – HÀN QUỐC |
02 | Bộ dẫn động chạy dọc (Traveling Drive Unit)
|
|
SUNG DO – HÀN QUỐC |
03 | Biến tần cho di chuyển dọc / Inverter for traverling
|
|
New 100% |
04 | Tủ điều khiển cầu trục / CRANES CONTROL PANEL BOX |
|
New 100% |
05 | Cấp điện palăng / HOIST POWER SUPPLY:
|
|
New 100% |
06 | DẦM CHÍNH (MAIN GIRDER)
|
|
New 100% |
07 | BỘ DI CHUYỂN DỌC (Dầm Biên) / TRAVERLING CRANES FRAME
|
|
New 100% |
08 | Thanh cấp điện dọc (Thanh nhiều cực) / Trolley Bar (Compact bar) |
|
New 100% |
09 | Runway Rail (Cranes rail) / Hàn với dầm chạy |
|
New 100% |
10 | Vận chuyển và phụ chợ / Transportation cranes and accessories to site | Tại công trình bên mua | |
11 | Lắp dựng (Gồm công nhân & phụ trợ) Erection (Include labor and necceseries equipments) | Tại công trình bên mua | |
12 | Kiểm định / Testing (Not Include load) | Việt Nam |
– Dầm chính
– Dầm biên hay còn gọi là dầm đầu
– Bánh xe di chuyển
– Tời điện nâng hạ hay còn gọi là palang
– Cáp điện sâu đo hoặc cáp xích công nghiệp
– Tủ điện điều khiển và các lưu ý khi lựa chọn
– Cấp điện dọc nhà hay còn gọi là Busbar
– Cấu tạo của dầm chính của cầu trục dầm đôi được tổ hợp từ thép tấm SS400, Q235B, A36 hoặc tương đương, dầm chính thường được tổ hợp dạng hộp.
– Khi thiết kế dầm chính phải đảm bảo cứng vững chống biến dạng dư trong quá trình thử tải và vận hành.
– Việc thiết kế dầm chính thường được các nhà sản xuất căn cứ theo chế độ và cường độ làm việc của cầu trục dầm đôi để tính toán hệ số an toàn của dầm.
– Với chế độ làm việc bình thường thì độ võng của dầm chính có thể chọn ở mức 1/1000 với chế độ nặng hơn trong nhà máy thép thì có thể chọn là 1/1300. Một số nhà sản xuất coi nhẹ tính an toàn khi chỉ để hệ số 1/850 hoặc thấp hơn.
– Hệ số 1/1000 hay 1/1300 thể hiện rất rõ khả năng chịu tải và bền bỉ của dầm chính. Dầm chính của cầu trục dầm đôi càng được thiết kế có độ võng tốt hơn sẽ an toàn, ổn định và có tuổi thọ lớn hơn.
– Mọi mối hàn nối tôn của cầu trục dầm đôi đều được hàn theo tiêu chuẩn AWS D1.1 – 2015 của Mỹ. Các thợ hàn được đào tạo và có chứng chỉ hàn quốc tế 3G, 3G và được kiểm tra tay nghề thường xuyên 6 tháng một lần.
– Các mối hàn nối tôn được kiểm tra siêu âm 100% UT, các mối hàn quan trọng sẽ được chỉ định chụp phim RT theo vị trí.
– Cầu trục dầm đôi sẽ bền đẹp hơn nếu được chú trọng hơn tới việc làm sạch và sơn. Toàn bộ kết cấu của VINALIFT đều được phun bi thép đạt độ sạch Sa2.5 theo tiêu chuẩn ISO 8501.
– Sơn được lựa chọn phù hợp với môi trường, trong trường hợp môi trường có yêu cầu cao về bảo vệ bề mặt thì phải chọn gốc sơn Epoxy giàu kẽm. Với các môi trường bình thường có thể lựa chọn loại sơn thông thường gốc Alkyd.
– Toàn bộ quy trình sơn của cầu trục dầm đôi phải tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn SSPC SP10.
– Dầm biên thông thường được thiết kế dạng hộp từ thép hàn hoặc thép hộp đúc sẵn. Quy trình tổ hợp hàn dầm biên cũng được yêu cầu tương tự như dầm chính. Tuy nhiên, với dầm biên của cầu trục dầm đôi cần đặt biệt chú ý những điểm sau:
– Độ song song của trục lắp bánh xe
– Độ cao thấp của vị trí lắp bánh xe.
– Tùy theo độ lớn của cầu trục mà khi thiết kế dầm biên, có thể được lựa chọn loại dầm biên dài. Hoặc dầm biên dạng ngắn phân bổ cho số lượng bánh xe.
– Cầu trục dầm đôi có chạy ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào bánh xe.
– Bánh xe phải được lựa chọn và thiết kế dựa trên các tiêu chí như sau:
– Áp lực bánh xe: Với mỗi tải trọng cầu trục sẽ có các áp lực bánh xe khác nhau, theo đó khi lựa chọn đường kính bánh xe phải dựa trên áp lực này.
– Vật liệu chế tạo: Thông thường bánh xe được lựa chọn là các vật liệu như S45C, 42CrMnO4, thép 65 hoặc các loại thép tương đương
– Bánh xe có các loại đường kính như: D200mm, D250mm, D320mm, D400mm, D500mm, D630mm, D700mm.
Các lưu ý khi chế tạo và nghiệm thu bánh xe cầu trục dầm đôi như:
– Bánh xe phải được mài đường kính trong và ngoài. Việc mài này đảm bảo yêu tố lắp bi có tuổi thọ cao hơn. Đường kính bánh xe tương đương nhau để khi cầu trục dầm đôi di chuyển giữa hai bên đường chạy không bị lệch.
– Bánh xe khi chế tạo phải được tôi tùy theo yêu cầu của cầu trục dầm đôi nhưng tối thiểu phải được tôi bề mặt đạt 38~42HRC.
– Phương pháp tôi bánh xe có thể được áp dụng là tôi bề mặt hoặc tôi thể tích.
– Đặc biệt vòng bi phải là loại vòng bi trụ tự lựa đây là yêu cầu bắt buộc để tăng tuổi thọ của bánh xe và vòng bi.
– Phần lớn tời điện tiêu chuẩn hiện nay tại Việt Nam được nhập khẩu từ các nước như : Hàn Quốc, Nhật Bản, EU. Thường tải trọng của các loại tời điện tiêu chuẩn này được thiết kế tải trọng từ 2 tấn đến 60 tấn.
– Tời điện có các loại tốc độ như : 1 tốc độ, 2 tốc độ
– Các tải trọng lớn hơn thường phải đặt yêu cầu tới các nhà sản xuất.
– Khi lựa chọn tời điện phải đặt biệt chú trọng đến chế độ làm việc, môi trường làm việc mang cầu trục dầm đôi sẽ phải thực hiện như :
+, Đối với tời điện Hàn Quốc : Chế độ làm việc tối đa ở mức M5 (mức trung bình) (Cầu trục dầm đôi có dải chế độ làm việc từ nhẹ đến nặng M3 đến M7).
Do vậy, chỉ phù hợp với điều kiện làm việc trong các nhà máy chế tạo cơ khí, nhà máy gia công, phục vụ bảo dưỡng hoặc các nhà máy có chế độ làm việc tương đương mà số lần khởi động không quá 240 lần/h.
+, Đối với tời điện châu Âu, Nhật Bản : Chế độ làm việc có thể cung cấp tới M6, tuy nhiên cũng chỉ phì hợp với môi trường làm việc thông thường mà số lần khởi động không quá 350 lần/h.
– Vậy với chế độ làm việc nặng hơn phải làm thế nào ? Chúng ta cho hai giải pháp. Hoặc đặt hàng từ các hãng trên và thiết kế riêng, hoặc được thiết kế tổ hợp.
– Chúng tôi đã phát triển các dòng tời điện có chế độ làm việc phù hợp với yêu cầu này : Nhiệt độ làm việc đến 60 độ, độ ẩm tới 98%, đội bụi đặc biệt cao. Cường độ làm việc từ nặng đến rất nặng.
– Tời điện cho cầu trục dầm đôi này được thiết kế tổ hợp dạng rời (hay còn gọi là Winch) : Tời gồm có động cơ của hãng SIEMENS, ABB, BONFIGIOLI.
– Hộp số của hãng SUMITOMO, SIEMENS, ABB, Bonfigioli. Đặc biệt, phanh phải sử dụng là loại phanh thủy lực tang trống.
– Với kết cấu tời kiểu này, có thể đàm bảo tời làm việc ở cường độ A8.
– Thông thường được thiết kế dạng sâu đo, hoặc dùng cáp xích.
– Cáp điện cho cầu trục dầm đôi phải lựa chọn loại cáp dẹt, vì loại cáp dẹt sẽ giúp cáp không bị vặn xoắn khi làm việc để tránh bị đứt ngậm và giữ cho cáp được tuổi thọ lâu hơn.
– Cáp xích công nghiệp sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp với từng môi trường và yêu cầu khi thật cần thiết vì việc sửa chữa và thay thế sẽ mất nhiều chi phí và tính không sẵn sàng trên thị trường.
– Điều khiển cầu trục dầm đôi phải được chú ý đến tốc độ làm việc, cường độ làm việc và lĩnh vực áp dụng thiết bị.
– Đối với yêu cầu trong lắp ráp thiết bị: Hệ thống điều khiển nâng hạ và di chuyển phải là loại 2 tốc độ được gắp biến tần giúp cho chuyển động êm ái và các an toàn đối với các thiết bị đang cần lắp ráp
– Đối với môi trường nhiệt độ cao và bụi bẩn : Cần có các yêu cầu đặc biệt hơn với tủ điện như chế độ IP, chế độ làm mát thiết bị,
– Đối với môi trường phòng nổ cần đặc biệt chú trọng đến tiêu chuẩn phòng nổ.
– Các thiết bị trong tủ điện được tích hợp từ các thiết bị như : Mitsubishi, siemens, ABB…
– Đặc biệt cẩu được tích hợp hệ thống chống lắc tải Anti-sway.
– Cầu trục dầm đôi có thể được điều khiển bằng hộp nút bấm cầm tay, cabin hay điều khiển từ xay tùy theo yêu cầu của khách hàng.
– Hiện nay, đa phần sẽ lựa chọn phương án dùng cấp điện bằng thanh ray dẫn điện an toàn 3Pha hoặc 4P tùy theo yêu cầu.
– Các loại cấp điện hiện có như : 3P50A, 3P75A, 3P100A, 3P150A, 1P200A, 1P320A, 1P520A, 1P800A, 1P1000A 1P1500A.
– Chiều cao nâng
– Chiều cao từ vai cột đến gót kèo mái nhà
– Khoảng cách mỏ móc từ tâm ray đến vị trí gần nhất có thể
– Chiều dài di chuyển dọc nhà
– Cường độ làm việc
– Môi trường làm việc.
– Lựa chọn nhà sản xuất có đủ quy trình thiết kế, chế tạo và điều kiện bảo hành bảo dưỡng.