Địa chỉ: 60/14, ấp Tiền Lân 1, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Email: cokhingocduong@gmail.com Giờ làm việc: 24/7

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NGỌC DƯỠNG

Làm việc uy tín - Sản phẩm chất lượng - Giá thành hợp lý - Giao hàng tận nơi

Hotline - Mr. Dưỡng: 0949772255

Cổng trục dầm đôi


Mã sản phẩm: N340
Giá bán: Liên hệ

Kiểu: Cổng trục dầm đôi Tải trọng nâng: 2 tấn >>> 500 tấn
Khẩu độ: 6 mét >>> 40 mét Bảo hành: 24 tháng

Số lượng: - +

Cổng trục dầm đôi được hiểu như thế nào, có những loại cổng trục dầm đôi nào ?

Cổng trục dầm đôi được hiểu như thế nào?

  • Cổng trục dầm đôi về hình thức bên ngoài khi nhìn vào thì tương tự như cổng trục dầm đơn, cũng có chân cổng lắp ghép với hệ bánh xe di chuyển trên dường ray dưới đất kiểu chữ A, conson 1 hoặc 2 đầu
  • Chỉ khác 1 chút là dạng cổng trục này, dầm chính có 2 dầm và palang nâng hạ, di chuyển trên đường ray ở mặt dầm chính.
  • Với việc được cấu tạo gồm 2 dầm chính như vậy, nên cổng trục dầm đôi có kết cấu cực ký cứng vững, đảm bảo việc nâng hạ được các tải trọng lớn lên đến 500 tấn
  • Nên loại cổng trục này được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất thép, nhiệt điện, xây dựng, sản xuất bê tông
  • Trong các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất kết cấu hạng nặng.

Có những loại cổng trục dầm đôi nào ?

Cũng giống như cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi cũng có các biến thể sau

  • Cổng trục dầm đôi chữ A cân 2 bên
  • Cổng trục dầm đôi conson 2 đầu
  • Cổng trục dầm đôi conson 1 đầu (bên trái hoặc bên phải theo yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư)

cong-truc-dam-doi

Thiết kế, chế tạo, lắp đặt cổng trục dầm đôi uy tín, chất lượng, giá rẻ

CỔNG TRỤC DẦM ĐÔI GỒM CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH

– DẦM CHÍNH

– DẦM CHÂN

– LAN CAN, CẦU THANG

– DẦM CÂN BẰNG

– BÁNH XE DI CHUYỂN

– TỜI ĐIỆN, PALANG

– ĐỘNG CƠ DI CHUYỂN CỔNG TRỤC DẦM ĐÔI

– TANG QUẤN CÁP ĐIỆN

– TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

– CẤP ĐIỆN DỌC DẦM CHÍNH

– CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN

– CÁC LOẠI RAY THÔNG DỤNG

DẦM CHÍNH, DẦM CHÂN

  • Cũng tương tự như cầu trục dầm đôi, dầm chính của cổng trục dầm đôi cung được thiết kết kế chế tạo dạng hộp từ thép tấm.
  • Vật liệu thép để tổ hợp dầm chính thường được sử dụng là thép SS400, A36, Q235B, Q345B. Một số trường hợp thép dùng trong môi trường lạnh thì cần tính đến thép chịu lạnh.
  • Dầm chính Cổng trục dầm đôi được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN4244-2005 và FEM 1.001. Độ cứng của dầm chính thường được thiết kế 1/1000, một số trường hợp môi trường làm việc nặng có thể thiết kế ở mức 1/1250.
  • Các mối hàn của dầm chính Cổng trục dầm đôi phải được thực hiện đúng theo các quy trình hàn WPS/PQR đã được phê duyệt, thợ hàn có các chứng chỉ hàn quốc tế 3G, 4G.
  • Mối hàn cổng trục dầm đôi phải được kiểm tra siêu âm tất cả các mối hàn nối tôn UT100%. Ngoài ra phải kiểm tra các mối hàn góc MT20%. Một số vị trí quan trọng có thể cần phải thực hiện chụp phim mối hàn RT.
  • Quá trình tổ hợp cổng trục dầm đôi phải đặc biệt chú ý đến các mối hàn trong lòng dầm. Một số nhà sản xuất hiện nay rất coi nhẹ việc kiểm tra mối hàn trong lòng dầm này điều này làm cho cổng trục dầm đôi sẽ giảm tuổi thọ.
  • Với cổng trục dầm đôi do lắp đặt ngoài trời, nên công tác phun bi thép làm sạch và sơn phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn áp dụng: như bề mặt sau phun bi phải đạt Sa 2.5 ISO8501, bề mặt sơn phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn SSPC SP10.
  • Với các cổng trục dầm đôi làm việc gần biển cần chú ý đến sử dụng các loại sơn gốc Epoxy giàu kẽm để đảm bảo tuổi thọ cho kết cấu.
  • Một số dự án muốn tái sử dụng cổng trục dầm đôi cần chú ý đến phân đoạn dầm chính và nối bằng bulong để thuận lợi cho đóng gói hàng hóa trong container 40’HC hoặc 40’ OP.
  • Tính toán phân đoạn nối dầm chính bằng bulong sẽ giảm tối đa chi phí vận chuyển quốc tế cho các dự án.

Dấm chính và chân cổng trục dầm đôi

LAN CAN, CẦU THANG

  • Là cổng trục dầm đôi nên bắt buộc phải có lan can, cầu thang, sàn thao tác. Đây là yêu tố giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng bảo dưỡng, bảo trì thiết bị.
  • Tiêu chuẩn thiết kế làn can, sàn thao tác tuân tủ theo tiêu chuẩn TCVN4244-2005 hoặc tiêu chuẩn EN.
  • Chiều cao lan can phải đảm bảo tối tiểu: 1,2m
  • Chiều rộng sàn thao tác đảm bảo rộng tối thiểu: 1.2m
  • Làn can, sàn thao tác cho cổng trục dầm đôi phải được làm sạch, sơn đảm bảo và chú ý, vì các phần kết cấu phụ này rất dễ bị gỉ. Nếu cổng trục dầm đôi lắp gần biển, phần lan can, cầu thang, sàn thao tác có thể phải mạ kẽm nhúng nóng.

DẦM CÂN BẰNG

  • Đối với các cổng trục dầm đôi lớn, thông thường sẽ có nhiều bánh xe di chuyển để phân tải áp lực bánh xe xuống đường ray. Vì vậy cần các dầm cân bằng để phân đều áp lực lên bánh xe.
  • Cũng như dầm chinh, Dầm cân bằng của Cổng trục dầm đôi cũng được chế tạo từ thép tấm như SS400, Q235B, Q345B, A36..
  • Các quy trình chế tạo, hàn, kiểm tra siêu âm UT, MT, quy trình sơn cũng được áp dụng tương tự như dầm chính cổng trục dầm đôi.
  • Với dầm cân bằng thì còn một khâu rất quan trọng đó là phần gia công lỗ trục. Với các dầm cần bằng phía trên thường có 3 lỗ trục. Với dầm chứa bánh xe cũng tương tự.
  • Nên với các dầm cân bằng lớn có thể tâm lỗ trục lên tới 4 mét hoặc 5 mét. Để đảm bảo dung sai lắp ghép cần gá đặt trên máy gia công cỡ lớn một lần. Giúp cho độ song song của các lỗ trục đảm bảo gần như tuyệt đối.

BÁNH XE DI CHUYỂN

  • Cũng tương tự như cầu trục dầm đôi, bánh xe cổng trục dầm đôi cũng được thiết kế, chế tạo theo đúng tiêu chuẩn.
    Lựa chọn và thiết kế bánh xe dựa trên các tiêu chí như sau:
  • Áp lực bánh xe: Với mỗi tải trọng cổng trục sẽ có các áp lực bánh xe khác nhau, theo đó khi lựa chọn đường kính bánh xe phải dựa trên áp lực này.
  • Vật liệu chế tạo: Thông thường bánh xe được lựa chọn là các vật liệu như S45C, 42CrMnO4, thép 65 hoặc các loại thép tương đương
  • Bánh xe có các loại đường kính như: D200mm, D250mm, D320mm, D400mm, D500mm, D630mm, D700mm.

Các lưu ý khi chế tạo và nghiệm thu bánh xe cầu trục dầm đôi như:

– Bánh xe phải được mài đường kính trong và ngoài. Việc mài này đảm bảo yêu tố lắp bi có tuổi thọ cao hơn. Đường kính bánh xe tương đương nhau để khi cổng trục dầm đôi di chuyển giữa hai bên đường chạy không bị lệch.

– Bánh xe khi chế tạo phải được tôi tùy theo yêu cầu của Cổng trục dầm đôi nhưng tối thiểu phải được tôi bề mặt đạt 38~42HRC.
Phương pháp tôi bánh xe có thể được áp dụng là tôi bề mặt hoặc tôi thể tích.

– Đặc biệt vòng bi phải là loại vòng bi trụ tự lựa đây là yêu cầu bắt buộc để tăng tuổi thọ của bánh xe và vòng bi.

TỜI ĐIỆN, PALANG

  • Các cổng trục dầm đôi có tải trọng nhỏ dưới 30 tấn và môi trường làm việc bình thường có thể sử dụng tời điện tiêu chuẩn của Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Châu Âu. Tùy theo yêu cầu và mong muốn của người dùng.
  • Nhưng với tời điện lớn hơn 30 tấn và chiều cao lớn hơn tiêu chuẩn thì nên chọn các loại tời dạng mở: Động cơ, hộp số, phanh rời nhau.
  • Dùng loại tời mở này cho cổng trục dầm đôi sẽ có thể thiết kế cẩu trong nhiều môi trường làm việc nặng và tải trọng cao.
  • Động cơ hiện này đang được sử dụng nhiều trong tời mở: SIEMENS, ABB, Bonfigioli
  • Hộp số, động cơ: Sumitomo, Bonfigioli, Siemens.
  • Các thiết bị điều khiển được tích hợp bởi: MITSUBISHI, SIEMENS.

ĐỘNG CƠ DI CHUYỂN

  • Thông thường cổng trục dầm đôi sẽ lựa chọn động cơ liền hộp giảm tốc của các hãng như: Sumitomo, Bonfigioli, Siemens…
  • Có hai kiểu truyền động thường dùng: Truyền động qua bánh răng và trục đút.
  • Tùy theo chế độ làm việc của cổng trục dầm đôi để lựa chọn động cơ liền hộp giảm tốc cho phù hợp.
  • Khi thiết kế cổng trục dầm đôi, cần chú ý đến tải trọng gió để tính toán công suất động cơ di chuyển cho phù hợp.
  • Các dải động cơ di chuyển thông dụng như: 0.55kW, 0.75kW, 1.1kW, 1.5kW, 2.2kW, 3 kW, 3.7kW, 5.5kW, 7.5kW, 11kW, 15kW.

TANG QUẤN CÁP ĐIỆN

  • Giải pháp cấp nguồn cho Cổng trục dầm đôi có hai dạng:
  • Tang quấn cáp có đối trọng
  • Tang quấn cáp dùng động cơ.
  • Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên việc lựa chọn dùng đối trọng hay đông cơ cần chú ý đến một số điểm:
  • Tổng công suất cẩu
  • Chiều dài đường chạy (vị trí cấp nguồn)
  • Tốc độ di chuyển của cổng trục dầm đôi.
  • Để đảm bảo an toàn và đáp ứng được công suất của thiết bị, chúng ta nên sử dụng loại tang quấn cáp dùng động cơ.
  • Ngoài ra, một số mặt bằng không thuận lợi cho cấp điện nguồn lưới điện. Có thể tính đến cung cấp bằng máy phát điện đặt trên chân của cổng trục dầm đôi.

rulo-quan-nha-cap-dien-cho-cong-truc

Lắp đặt rulo quấn nhả cáp cấp điện cho cổng trục trên toàn quốc

TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

  • Vì là cổng trục dầm đôi lắp đặt ngoài trời nên yêu cầu bắt buộc tủ phải có chế độ bảo vệ IP54 trở lên.
  • Tủ phải có hệ thống sấy chống ẩm trước khi khởi động.
  • Các thiết bị điều khiển được tích hợp gồm có: Biến tần, PLC của Mitsubishi, attomat, contactor, cầu trì, rơ le bảo vệ của Schneider.
  • Ngoài ra tủ điện có thể được lắp điều hòa, thống gió khác theo môi trường thiết bị được lắp

CẤP ĐIỆN DỌC DẦM CHÍNH CHO TỜI ĐIỆN

  • Tương tự như cầu trục dầm đôi, cổng trục dầm đôi cũng có 2 phương án cấp điện
  • Cấp điện bằng cáp det sâu đo
  • Cấp điện bằng xích nhựa công nghiệp
  • Lựa chọn loại cấp điện nào phụ thuộc vào: công suất thiết bị, số lượng cáp điện, môi trường thiết bị.

CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN

  • Là thiết bị an toàn, nên cổng trục dầm đôi phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị kiểm soát an toàn cho vận hành như:
    Bảo vệ quá tải
  • Hạn chế hành trình lên, xuống (02 cấp)
  • Hạn chế hành trình tời điện (02 cấp)
  • Hạn chế hành trình cổng trục (02 cấp)
  • Cảm biến gió
  • Chông điện khởi động
  • Còi đèn báo khi vận hành
  • Khóa kẹp ray
  • Chốt chống bão, chống dịch chuyển.

CÁC LOẠI RAY THÔNG DỤNG

  • Ray P và Q tiêu chuẩn Trung Quốc: P18, P22, P24, P30, P38, P43, P60, Qu80, Qu100. Qu120
  • Các loại ray theo tiêu chuẩn JIS: 22kg/m, 30kg/m, 37kg/m..
  • Các loại ray theo tiêu chuẩn DIN: A75, A100, A120,

VẬN HÀNH CỔNG TRỤC

Bước 1: Kiểm tra kỹ các thiết bị nguồn điện

– Kiểm tra cáp tải, móc nâng xem có dấu hiệu bất thường hay không.

– Kiểm tra hoạt động palang cổng trục bằng cách nhấn nút lên xuống di chuyển không tải xem có bất thường không.

– Nếu phát hiện các vết rạn nứt chỗ kết cấu quan trọng, biến dạng kim loại, phanh của cơ cấu bất kỳ có dấu hiệu hỏng, móc, ròng rọc bị ăn mòn hoặc nứt phải ngưng hoạt động.

– Nguồn điện không ổn định gây tổn hại các thiết bị điện trong cổng trục như động cơ nâng hạ, linh kiện trong tủ điện và động cơ di chuyển.

Bước 2: Kiểm tra tải trọng không được nâng quá tải trọng thiết kế

– Phải nhấc tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải rà phanh

– Kiểm tra độ bền của kết cấu kim khí, ổn định của cổng trục nếu không đảm bảo an toàn phải hạ tải xử lý.

– Cổng trục có thiết bị hạn chế tải trọng (báo quá tải) đảm bảo khống chế tải trọng nâng trong giới hạn cho phép.

– Khi cổng trục quá tải thiết bị sẽ tự ngắt nguồn cấp điện khiến cổng trục không hoạt động.

– Muốn hoạt động trở lại phải thao tác bằng tay trên tủ điện cầu trục để kích hoạt đóng mở attomat nguồn.

– Thực hiện đầy đủ quy trình khi vận hành cầu trục đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa

Bước 3: Chỉ nâng tải theo phương thẳng đứng

– Phải nâng theo phương thẳng đứng, nếu nâng xiên, chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị và nguy hiểm cho người đứng gần vật nâng.

– Trong quá trình vận hành phải quan sát dây cáp chuyển động qua ròng rọc để điều khiển cổng trục sao cho không bị xoắn hoặc chồng chéo lên nhau.

Bước 4: Không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành cổng trục

– Không đứng dưới móc cẩu, tải trọng hoặc đứng trên vật nâng khi vận hành cổng trục.

– Cổng trục có thể bị trượt do sự cố về phanh, đứt cáp tải hoặc dây chằng buộc gây dẫn đến tai nạn lao động.

Bước 5: Chỉ được tiếp cận tải nâng khi đã hạ thấp hơn đầu người

– Khi hạ tải cần dừng trước mặt sàn từ 300 – 400mm rồi mới tiếp tục hạ tải xuống.

– Tương tự khi nâng tải lên cũng nhấc lên cách mặt đặt từ 200 – 300mm, kiểm tra thấy ổn định rồi mới tiếp tục nâng lên cao hơn.

Bước 6: Chỉ được di chuyển thiết bị khi pa lăng, tời điện kéo đã sử dụng vào vị trí cần thiết trên cổng trục.

Bước 7: Cấm dùng các bộ phận ngưng tự động để dừng máy thay cho công tắc điều khiển. Không cho người bảo dưỡng sửa chữa khi đang hoạt động

Bước 8: Sau khi vận hành cổng trục, cần tắt nguồn điện và để thiết bị điều khiển vào nơi an toàn, khô ráo.

THIẾT BỊ AN TOÀN CỔNG TRỤC

– Hệ thống hạn vị hành trình nâng hạ khi cẩu hàng

– Hệ thống hạn vị hành trình di chuyển ngang cổng trục

– Hệ thống hạn vị hành trình di chuyển dọc cổng trục

– Hệ thống Biến tần nâng hạ, di chuyển ngang và di chuyển dọc cầu trục làm cho chất lượng dòng điện ổn định.

– Khắc phục hiện tượng sụt áp trên lưới điện, làm cho quá trình khởi động và dừng tải êm, giảm tiếng ồn.

– Tăng tuổi thọ cho motor và dầm cổng trục.

– Lợi ích của việc sử dụng biến tần là tiết kiệm năng lượng điện và giảm chi phí bảo hành bảo dưỡng.

– Hệ thống đèn cảnh báo khi cổng trục đang làm việc.

Sản phẩm liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0949772255
Zalo: 0949772255
Gọi cho chúng tôi
0949772255